Nét độc đáo của Cá Chép Koi mà thu hút được sự yêu thích của người nuôi và thưởng ngoạn cá cảnh chính là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng, kiểu vẩy, kiểu vây và đặc biệt là kiểu vây đuôi của cá. Cá chép koi được nuôi rộng rãi trên các nước trên khắp thế giới nhưng nó đặc biệt được nuôi nhiều nhất ở các nước châu á như Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam….
Nét độc đáo của Cá Chép Koi mà thu hút được sự yêu thích của người nuôi và thưởng ngoạn cá cảnh chính là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng, kiểu vẩy, kiểu vây và đặc biệt là kiểu vây đuôi của cá. Cá chép koi được nuôi rộng rãi trên các nước trên khắp thế giới nhưng nó đặc biệt được nuôi nhiều nhất ở các nước châu á như Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam….
Ở Việt Nam có rất nhiều người yêu thích Cá Chép Koi và dành rất nhiều tiền bạc và thời gian để chăm sóc nhưng Cá Chép Koi bị chết dần chết mòn dẫn đến chán nản và từ bỏ cuộc chơi dù rất mê vẻ đẹp của loài cá này. Vậy bài viết sau đây cửa hàng Cá Cảnh Hà Minh
sẽ chia sẻ kỹ thuật nuôi và chăm sóc Cá Chép Koi, hi vọng sẽ giúp bạn có được những kiến thức cơ bản để có được một hồ Cá Chép Koi khỏe mạnh và sặc sỡ sắc màu.
1. Các chọn Cá Chép Koi giống:
Những con cá koi đẹp thường sở hữu những ngoại hình như sau:
– Giữa sống lưng của cá có mảng màu lớn ở 2 bên.
– Thân cá có dáng hình đầy đặn từ đầu đến thân cá, phân đuôi của cá thì thon gọn.
– Các khuyết điểm sau đây sẽ liệt vào dị tật, người chọn cá koi nên tránh những con cá có đặc điểm này: cá bị hở râu, phần cuối thân của cá bị cong, râu cá không đều.
2. Mật độ thả Cá Chép Koi trong hồ
Đối với Cá Chép Koi trưởng thành có chiều dài từ 30 cm thì cứ mỗi một mét khối nước bạn có thể thả một con cá. Đối với Cá Chép Koi nhỏ hơn thì có thể thả cá với mật độ dày hơn. Đây là kỹ thuật nuôi Cá Chép Koi tiêu chuẩn đầu tiên bạn cần lưu ý.
3. Nước trong hồ nuôi Cá Chép Koi
Nước trong hồ Cá Chép Koi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe Cá Chép Koi , kích thước tối đa của Cá Chép Koi có thể lên đến 2m, vì vậy hồ nuôi cá cần đủ rộng để cá phát triển. Đồng thời, nước nuôi phải luôn trong sạch, nồng độ pH lý tưởng là từ 7-7,5pH, nhiệt độ nước và nồng độ pH nếu bị thay đổi đột ngột có thể làm cá bị sốc và chết, vì vậy cần giữ môi trường sống ổn định cho Cá Chép Koi, nếu muốn thay nước hồ thì phải thay từ từ, không nên thay 1 lần, cứ 2 ngày giảm đi khoảng 1/3 thể tích nước trong hồ, cho đến khi nước trong trở lại là được, và cũng lưu ý một điều đó là phải khử Clo cho nước trước khi đưa vào hồ. Có thể phơi nước trước 1 ngày hoặc dùng than hoạt tính để khử clo.
4. Thức ăn cho Cá Chép Koi
Cá Chép Koi là loài ăn tạp, từ 3 ngày tuổi, sau khi tiêu hết noãn hoàng, chúng có thể ăn các thức ăn bổ sung như bo bo, các sinh vật phù du, lòng đỏ trứng chín.
Khoảng nửa tháng, Cá Chép Koi chuyển qua ăn các động vật tầng đáy như giun, loăng quăng.. Sự thay đổi tính ăn của Cá Chép Koi trong giai đoạn này làm tỉ lệ con sống bị ảnh hưởng lớn. Vì vậy để đảm bảo sự sống cho Cá Chép Koi, người nuôi cần chú ý gây nuôi các sinh vật tầng đáy, nhằm cung ứng đủ lượng thức ăn cho cá
Từ 1 tháng tuổi trở đi Cá Chép Koi chuyển sang ăn các động vật nhỏ như giun, ốc, ấu trùng…giống như cá trưởng thành. Ngoài ra, cá còn ăn cám, bã đậu, phân xanh, thóc lép, các thức ăn chế biến sẵn cho cá. Trên thị trường hiện nay, các thức ăn chế biến sẵn có rất nhiều loại, nhưng chủ yếu được chế biến từ gạo, bột mì, bột bắp pha thêm các vitamin và bột cá.
5. Các loại bệnh mà Cá Chép Koi hay gặp
Cũng giống như tất cả các loài vật khác, Cá Chép Koi cũng có thể mắc bệnh. Các bệnh thường xuất hiện ở Cá Chép Koi như biếng ăn, ngứa mình, đốm trắng, lở da, rụng vảy, lở môi.. khi phát hiện cá bị bệnh, cần cách ly cá khỏi đàn cho ra hồ chứa riêng để tiện theo dõi và tránh lấy lan cho những con khác. Có thể dùng các thuốc đặc trị bệnh nếu thấy nhẹ, trường hợp bệnh trở nặng thì nên mời bác sĩ thú y.